So sánh: Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon?

Có phải bạn đang đang tự hỏi: Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon?

Hoặc bạn cũng đang thắc mắc rằng:

  • Tampon, băng vệ sinh và cốc nguyệt san, dùng cái nào an toàn, thoải mái hơn? 
  • Băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san, cái nào kinh tế hơn?

Tại Việt Nam, băng vệ sinh là dòng sản phẩm truyền thống và quen thuộc với tất cả chị em trong những ngày “đèn đỏ”. Trong vài năm gần đây, ngày càng nhiều chị em phụ nữ lựa chọn cốc nguyệt san thay thế cho băng vệ sinh/tampon vào ngày “đèn đỏ”. Vậy đâu là giải pháp tối ưu nhất?

Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san

Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon?

Trước khi đưa ra lựa chọn “người bạn đồng hành” cho mỗi mùa “dâu”, hãy để Nơi Tôi Sống giúp bạn so sánh cốc nguyệt san và băng vệ sinh, tampon nhé! 

Cùng so sánh cốc nguyệt san với băng vệ sinh, tampon

Để trả lời câu hỏi nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon? Cách tốt nhất là so sánh 3 sản phẩm này, bạn sẽ biết nên chọn cái nào tốt hơn. 

So sánh cốc nguyệt san và băng vệ sinh, tampon – Chất liệu nào tốt hơn? 

  • Băng vệ sinh và tampon thường được làm từ bông tổng hợp, tơ nhân tạo hay bông cotton, có loại an toàn nhưng có loại cũng khá nguy hiểm.
  • Đa số các thương hiệu cốc nguyệt san được làm từ 100% silicone y tế cao cấp, đạt tiêu chuẩn FDA của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. 

Vậy dùng cốc nguyệt san hay băng vệ sinh tốt hơn? Chất liệu cốc nguyệt san đạt tiêu chuẩn chất lượng FDA nên chắc chắn sẽ an toàn và tốt hơn băng vệ sinh, tampon.

So sánh cốc nguyệt san và băng vệ sinh, tampon - Chất liệu nào tốt hơn? 

Cốc nguyệt san và băng vệ sinh, tampon – Chất liệu nào tốt hơn? 

So sánh cốc nguyệt san với băng vệ sinh, tampon – Cái nào an toàn cho “cô bé”?

Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon thì an toàn hơn? 

  • Cả băng vệ sinh và tampon đều sẽ an toàn khi sử dụng nếu bạn lựa chọn loại có chất liệu tốt và chú ý thay thường xuyên, vệ sinh vùng kín sạch sẽ. 
  • Băng vệ sinh tiếp xúc trực tiếp với vùng kín nhạy cảm, nên khi sử dụng bạn phải tìm được loại có chất liệu thực sự an toàn. 
  • Với tampon, vì đưa trực tiếp vào bên trong “cô bé” nên có thể gây viêm nhiễm phụ khoa và sốc độc tố là vấn đề có thể gặp phải. 
  • Với cốc nguyệt san, chất liệu silicone y tế đạt tiêu chuẩn FDA đảm bảo không gây kích ứng, an toàn cho “cô bé” và hạn chế các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa.

Vậy nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon? 

Nếu bạn quan tâm đến sự an toàn và sức khỏe của vùng kín thì nên lựa chọn cốc nguyệt san. 

Cơ chế hoạt động của băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san như thế nào?

  • Cốc nguyệt san hoạt động với cơ chế hứng trọn kinh dịch. Vì thế mà không làm mất độ cân bằng pH và vi khuẩn không thể xâm nhập, giữ “cô bé” luôn sạch thoáng, không “rau mùi” hay nấm ngứa, viêm nhiễm. 
  • Tampon và băng vệ sinh thì hoạt động với cơ chế thấm hút kinh dịch. Vì thế mà hút luôn cả độ ẩm tự nhiên của âm đạo, làm mất cân bằng pH.

Vậy có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh, tampon không? Nếu bạn muốn giữ cân bằng độ pH cho âm đạo luôn sạch thoáng, an toàn và đặc biệt là không “rò rỉ” thì nên chọn cốc nguyệt san. 

Cơ chế hoạt động của băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san như thế nào?

Cơ chế hoạt động của băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san

Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon? So sánh khả năng đựng kinh dịch

  • Băng vệ sinh có thể chứa được lượng kinh dịch tùy vào loại, kích thước. Cứ vài tiếng thì bạn cần phải thay băng mới để đảm bảo vệ sinh, tránh vi khuẩn, viêm nhiễm.
  • Với tampon thì có thể sử dụng từ 4 – 8 tiếng tùy vào loại thấm hút ít hay nhiều. 
  • Cốc nguyệt san đa dạng kích thước và có khả năng chứa kinh dịch gấp 3 – 5 lần băng vệ sinh. Bạn có thể sử dụng liên tục lên đến 12h mới phải tháo ra vệ sinh và tiếp tục đặt cốc vào “cô bé”.

Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon? Cái nào thoải mái hơn?

  • Băng vệ sinh là một sản phẩm truyền thống quá quen thuộc với chị em phụ nữ. Và vấn đề thường gặp phải khi dùng băng vệ sinh chính là cảm giác bí bách, ẩm ướt khó chịu. 
  • Đặc biệt, điều khiến mình cảm thấy bất tiện nhất khi dùng băng vệ sinh chính là “tràn băng”, “dính tè le”.
  • Tampon và cốc nguyệt san khi đặt đúng cách thì bạn sẽ không cảm thấy có chúng trong cơ thể. Với 2 sản phẩm này, bạn có thể thoải mái diện bikini, đi bơi, vận động thoải mái. 
  • Tuy nhiên, chất liệu và độ thấm hút của tampon có thể gây có chịu cho âm đạo, mất độ cân bằng pH.
  • Cốc nguyệt san được làm từ chất liệu silicone y tế thân thiện, giữ độ ẩm tự nhiên cho “cô bé”, không gây kích ứng, hạn chế “rò rỉ”. Đặc biệt chất liệu mềm dẻo, độ đàn hồi tốt nên bạn có thể thoải mái, tự tin làm những điều mình thích.
Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon? Cái nào thoải mái hơn?

Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon? 

Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon? Cái nào dễ sử dụng hơn?

  • Băng vệ sinh là loại dễ dùng nhất. Bạn chỉ cần tháo lớp vỏ ngoài, mở 2 đầu băng ra và dán lên quần chip là có thể sử dụng liền, rất nhanh chóng. Nhược điểm là dễ bị xô lệch. 
  • Với tampon, bạn sẽ đưa sản phẩm vào bên trong âm đạo, dùng ngón tay đẩy chúng vào đúng vị trí.
  • Cốc nguyệt san thì không phải đặt vào sâu như tampon. Bạn cần gập cốc, sau đó đưa vào bên trong, nghe một tiếng pop là cốc đã bung mở và sẵn sàng hứng trọn kinh dịch. 

So sánh giữa cốc nguyệt san và băng vệ sinh, tampon – Cái nào tiết kiệm hơn?

  • Trung bình một gói băng vệ sinh (8 miếng) sẽ có giá khoảng 20K, rẻ đúng không? Nhưng hãy thử tính xem mỗi chu kỳ/năm bạn sử dụng khoảng bao nhiêu miếng và chi phí sẽ là bao nhiêu?

Mỗi chu kỳ mình tốn khoảng 37K (1 gói ban ngày 20k, 1 gói ban đêm 17K). Như vậy 1 năm tốn khoảng 444K, 5 năm là khoảng 2.220K. 

  • Tampon thì có giá trung bình từ khoảng 6K – 10K/miếng, mỗi chu kỳ dùng khoảng 9 – 10 miếng, tốn khoảng 60K – 100K, đắt hơn băng vệ sinh. 
  • Chi phí ban đầu để sở hữu cốc nguyệt san là từ khoảng 500K, thời hạn sử dụng lên đến 5 – 10 năm, tiết kiệm hơn rất nhiều so với băng vệ sinh/tampon. Bạn mua khoảng 2 chiếc cốc là có thể thoải mái sử dụng nhiều năm, rất kinh tế! 

So sánh cốc nguyệt san và tampon, băng vệ sinh – Cái nào thân thiện với môi trường hơn?

Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon thì thân thiện với môi trường hơn? 

Cốc nguyệt san có thể tái sử dụng trong nhiều năm nên chắc chắn đây là giải pháp giảm lượng rác thải đáng kể so với băng vệ sinh hay tampon. 

So sánh cốc nguyệt san và tampon, băng vệ sinh - Cái nào thân thiện với môi trường hơn?

Cốc nguyệt san thân thiện với môi trường

Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon? Đánh giá ưu, nhược điểm

Cùng điểm qua những ưu, nhược điểm của cốc nguyệt san và băng vệ sinh, tampon trước khi quyết định lựa chọn “cạ cứng” cho ngày “đèn đỏ”. 

Đánh giá ưu, nhược điểm của băng vệ sinh

  • Ưu điểm của băng vệ sinh:

+ Đa dạng kích thước, chủng loại, hình dáng, độ dày.

+ Dễ dàng sử dụng: Chỉ cần dán cố định vào quần lót là sử dụng được ngay. 

+ Phổ biến và rất dễ tìm mua ở bất kì cửa hàng tạp hóa, siêu thị… 

+ Sử dụng được cho hầu hết mọi đối tượng. Trong khi tampon và cốc nguyệt san thì được khuyên không nên dùng cho những ai mới dậy thì, chưa từng quan hệ tình dục, còn trinh. 

+ Phù hợp với tâm lý phần lớn phụ nữ Việt Nam. 

  • Nhược điểm của băng vệ sinh:

+ Dễ bị xô lệch khi sử dụng, dẫn đến tình trạng “rò rỉ”, “dính tè le”. 

+ Bạn cần phải thay băng thường xuyên. Bởi nếu để máu kinh tiếp xúc lâu với không khí sẽ khiến “cô bé” luôn ẩm ướt, “rau mùi”, thậm chí gây ngứa và kích ứng. 

+ Sử dụng băng vệ sinh, bạn sẽ không thể tham gia các hoạt động thể thao, gym, bơi lội… 

+ Số lượng rác thải ra môi trường nhiều. 

Đánh giá ưu, nhược điểm của băng vệ sinh

Ưu, nhược điểm của băng vệ sinh

Đánh giá ưu, nhược điểm của tampon

  • Ưu điểm của tampon:

+ Cảm giác sạch sẽ, không ẩm ướt hay có mùi như dùng băng vệ sinh. 

+ Thoải mái hơn băng vệ sinh bởi bạn có thể tham gia các hoạt động thể thao, bơi lội. 

+ Kích thước nhỏ nên khi đưa vào trong “cô bé” ít gây trở ngại về tâm lý. 

+ Vì tampon nằm bên trong âm đạo nên bạn có thể tự tin “lên đồ” mà không lo bị lộ hay cộm như băng vệ sinh. 

  • Nhược điểm của tampon:

+ Vì kích thước nhỏ, dễ đưa vào trong nên có thể khiến bạn “quên” mất đang dùng tampon. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, rất nguy hiểm. 

+ Sử dụng tampon không đúng cách có nguy cơ mắc hội chứng sốc độ tố. 

+ Cũng giống như băng vệ sinh, tampon không thân thiện với môi trường. 

Đánh giá ưu, nhược điểm của tampon

Ưu, nhược điểm của tampon

Đánh giá ưu, nhược điểm của cốc nguyệt san

  • Ưu điểm của cốc nguyệt san:

+ Chất liệu silicone y tế an toàn, không kích ứng, không gây mùi, hạn chế viêm nhiễm. 

+ Bạn có thể tái sử dụng nhiều lần với tuổi thọ cốc nguyệt san lên đến 5 – 10 năm. 

+ Sử dụng liên tục suốt từ 10 – 12h tùy lượng kinh của mỗi người. Vì thế bạn có thể yên tâm ngủ ngon mà không lo “dâu tràn”. 

+ Thoải mái diện đồ, tập gym, thể thao, du lịch…

+ Tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường. 

Đánh giá ưu, nhược điểm của cốc nguyệt san

Ưu, nhược điểm của cốc nguyệt san

  • Nhược điểm của cốc nguyệt san:

+ Trở ngại tâm lý cho những ai lần đầu sử dụng. Vì thấy cốc nguyệt san “to” nên hơi lo lắng khi đưa vào trong. Nhưng khi đã quen rồi thì bạn sẽ cảm thấy rất dễ và thoải mái. 

+ Trước và sau khi sử dụng, bạn cần phải vệ sinh cốc kỹ lưỡng nên sẽ hơi mất thời gian.

Xem thêm Video cốc nguyệt san, nên dùng hay không? Chia sẻ từ Hana Giang Anh:

Vậy kết luận nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon?

Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon? Với những tiêu chí so sánh trên đây, Nơi Tôi Sống tin rằng bạn đã tìm được câu trả lời nên sử dụng cốc nguyệt san hay băng vệ sinh, tampon rồi đúng không? 

  • Nếu bạn ngại việc thay đổi và lo lắng “va chạm” vào bên trong âm đạo thì hãy cứ tiếp tục sử dụng băng vệ sinh. Bạn không nhất thiết phải thay đổi sản phẩm khác nếu thực sự không cảm thấy thoải mái và phù hợp. 
  • Nếu là bé gái đang tuổi dậy thì thì lựa chọn sử dụng băng vệ sinh nhé! 
  • Bạn yêu thích vận động, bơi lội, gym… và không muốn ngày “đèn đỏ” khiến bạn phải gián đoạn các hoạt động yêu thích của mình? Vậy thì hãy sử dụng cốc nguyệt san, mùa “dâu” sẽ vô cùng thoải mái và bạn cứ tiếp tục tận hưởng cuộc sống. 
  • Bạn cũng có thể chọn tampon tuy nhiên độ an toàn không bằng cốc nguyệt san. Vì các sợi bông có thể còn sót lại trong âm đạo, gây viêm nhiễm và có nguy cơ mắc hội chứng sốc độc tố. Cốc nguyệt san với chất liệu silicone y tế đảm bảo an toàn cho “cô bé”. 
  • Bạn không muốn gặp phải tình trạng “rò rỉ”, “tràn dâu”? Cốc nguyệt san sẽ giúp bạn vượt qua những nỗi lo ngày “đèn đỏ”. Thoải mái diện đồ bó sát, đồ màu sáng, bikini, ngủ ngon mà không lo “dâu tràn”. 

Tham khảo thêm: [SO SÁNH] Cốc nguyệt san nào tốt nhất cho “cô bé”?

Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon? Hãy lựa chọn sản phẩm đảm bảo tính an toàn, phù hợp và mang lại cho bạn sự thoải mái, tiện lợi nhất. 

Nếu sự mệt mỏi, khó chịu, bất tiện… luôn đeo bám bạn mỗi khi mùa “dâu” tới, hãy thay đổi! 

Phụ nữ hiện đại đừng ngại thay đổi để tìm kiếm cho mình những điều tốt nhất, nâng niu và chiều chuộng cơ thể, vượt qua đèn đỏ một cách nhẹ tênh. 

Nên dùng băng vệ sinh hay cốc nguyệt san, tampon? Với những chia sẻ từ Nơi Tôi Sống, chúc các chị em tìm được “chân ái” của mình cho ngày đèn đỏ nhé! 

Nơi Tôi Sống rất muốn nghe chia sẻ từ bạn:

Nhận xét của bạn:

Nơi Tôi Sống
Logo